Hotline : 0967 057 711 - 0967 027 711 - 0963 779 771

Facebook Live Chat

“Bí kíp” về nhà ở cho du học sinh tại Thụy Điển

Để tối thiểu hóa chi phí du học, ngoài việc săn các loại học bổng, chọn trường có mức học phí vừa phải, chi phí sinh hoạt cũng là một vấn đề “nan giải” cản trở các bạn thực hiện kế hoạch du học của mình. Chọn loại hình nhà ở nào để đỡ tốn kém chi phí? Có nên ở ghép để tiết kiệm tiện thuê nhà ? Hay ở trung tâm cho dễ kiếm việc làm? Sau khi đọc bài viết này, bạn tự tìm giải pháp cho mình sau nhé!

Tội gì mà không ở dorm hay khu “student apartment” của trường!

Loại nhà ở này có rất nhiều ưu điểm, nhìn thấy rõ nét chính là gần trường, tiện cho việc đi lại, và đặc biệt là rất đảm bảo về các vấn đề an ninh, cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, chưa kể những khu ký túc xá hay căn hộ sinh viên này còn khá đẹp và có kiến trúc hiện đại. Nếu tài chính của các bạn không quá hạn hẹp, và bạn cần một môi trường ở thuần túy để tập trung cho việc học, cũng như chưa đủ tự tin để tìm kiếm một nơi ở phù hợp hơn ngay trong thời gian đầu chân ướt chân ráo sang Thụy Điển, thì đây là lựa chọn không thể ổn hơn dành cho bạn!

Bạn không ngại tự xoay sở chỗ ở

Thông thường, chỉ có những sinh viên trao đổi từ chương trình Erasmus mới nhận được hỗ trợ của nhà trường về việc tìm kiếm chỗ ở. Đối với những sinh viên quốc tế, Thụy Điển không có bất kì có sở nào thực thi việc đáp ứng những đòi hỏi về chỗ ở. Bạn chính là người duy nhất phải tự xoay xở để tìm được một nơi ở thích hợp. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bất cứ du học sinh nào cũng từng phải “lao đao” trong chuyện tìm nhà như thé. Nên nhớ là bạn hoàn toàn có thể tìm đến Hội sinh viên của trường, văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế hay các nhóm, hội sinh viên Việt Nam tại Thụy Điển để nhờ trợ giúp.

Cũng như ở những nước khác, việc tìm nhà ở thành phố lớn bao giờ cũng khó khăn và diện tích nhà cũng khiêm tốn hơn nhiều so với những thành phố nhỏ. Nếu đi học ở các thành phố lớn như Stockholm và Göteborg, hay tại các thành phố Đại học như Lund và Uppsala, bạn có lẽ sẽ phải đối mặt với tình trạng kể trên. Thông thường, số phòng kí túc ở trường Đại học, Cao đẳng luôn không đủ để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Những “dormitory” (kí túc xá/ căn hộ tập thể của sinh viên) kiểu này thường được phân thành từng tầng lầu. Mỗi tầng lầu có khoảng 4 đến 15 sinh viên tuy có phòng ngủ riêng (hoặc chung) nhưng họ vẫn phải chia nhau phòng xem tivi và bếp chung.

Một cách khác để tìm được nhà là bạn nên liên hệ trực tiếp với các chủ cho thuê nhà. Chẳng hạn, trên trang web sokstudentbostad, các tổ chức đã tổng hợp thông tin liên hệ của những chủ cho thuê nhà ở địa phương.

Để kí hợp đồng thuê nhà, bạn phải chứng minh rằng mình đã được chấp thuận vào một chương trình học nào đó. Khi rời đi, bạn cũng phải viết tay một lá thư thông báo về việc chuyển đi vào một tháng trước đó. Ngoài ra cũng có một số quy định khác mà bạn nên tìm hiểu trước qua các tổ chức phụng sự Đại học hay tại Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam.

Những kiểu ở trọ cơ bản

Tùy vào điều kiện và nguyện vọng của bản thân mà bạn chọn sống một mình hay chia nhà chung với các sinh viên khác. Kinh nghiệm là việc chia nhà với sinh viên quốc tế sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh hơn, khả năng ngôn ngữ cũng tăng đáng kể (tất nhiên là trong trường hợp bạn sống với bạn bè quốc tế rồi) và đặc biệt là bạn sẽ có cơ hội được khám phá nhiều văn hóa mới lạ. Tuy nhiên, việc sống chung cũng có thể mang lại cho bạn một số rắc rối. Cách tốt nhất là bạn nên chọn chia căn hộ nơi mà mỗi người sẽ có một căn phòng riêng, chỉ chia nhau một số tiện ích như phòng tắm, phòng khách và toilet.

Một căn hộ cho thuê có thể có sẵn đồ đạc, hoặc không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thuê nhà. Nếu là một người mới đến, còn “lạ nước lạ cái”, tốt nhất là bạn nên chọn thuê căn hộ nào đã có sẵn đồ đạc để đỡ khoản sắm sửa thêm. Tuy  nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải cực kỳ cẩn thận khi sử dụng vì nếu có thiệt hại, đổ bể bất kì thứ gì, có thể chủ nhà sẽ trừ vào tiền đặt cọc. Trong khi đó, nếu có điều kiện và mong muốn được thiết kế căn hộ với phong cách riêng, bạn nên bắt đầu tìm hiểu những cửa hàng đồ cũ hay siêu thị giá rẻ để mua sắm.  

Có một phương án chỗ ở nữa đó là đi thuê một phòng riêng trong gia đình người bản xứ. Hình thức ở trọ này sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh chóng với văn hóa bản xứ. Nếu may mắn “rơi” xuống một gia đình dễ tính, họ thậm chí còn có thể sẽ là gia đình thứ 2 của bạn, bao bọc bạn trong suốt thời gian du học. 

Ngược lại, sẽ là thảm họa nếu bạn gặp phải ông/bà chủ nhà hà tiện, khó tính hay quá sức quy củ. Đảm bảo cuộc sống ở trọ của bạn sẽ trở thành “thảm họa” khi không thể tự do nghe nhạc bằng loa ngoài, lúc nào cũng trong tư thế “đi nhẹ nói khẽ nhón gót vén tà” và… cả năm trời không được nấu ăn bằng nước mắm (vì rất hiếm có người nước ngoài nào “ưng” nổi mùi đặc sản nước mình). Báo chí địa phương, trang web của thành phố hay những mẫu thông tin dán trên siêu thị chính là nơi bạn có thể tiếp cận những thông tin cho thuê nhà thế này.

Giá phòng trung bình

- Nhà ở thành phố/ thị trấn nhỏ: khoảng 2000 SEK - 3500K ( 6.400.000VND – 11.000.00 VND)

- Nhà ở thành phố trung bình: 2300 SEK - 4300 SEK (7.300.000 VND – 13.700.000 VND)

- Nhà ở thành phố lớn: 2500 SEK - 4500 SEK (8.000.000 VND – 14.000.000 VND)

Chúc các bạn có sự chuẩn bị thật toàn diện cho kế hoạch du học tại Thụy Điển nhé!

Blue Ocean


ĐỐI TÁC