Hotline : 0967 057 711 - 0967 027 711 - 0963 779 771

Facebook Live Chat

Kỹ năng định hướng nghề nghiệp & triển vọng nghề nghiệp du học tại châu Âu

“Học – học nữa – học mãi” – câu châm ngôn đi vào lịch sử nhân loại của Vladimir Ilyich Lenin, từ rất nhiều thập kỷ qua, đã trở thành kim chỉ nam cho hầu như tất cả các nền giáo dục trên thế giới. Tuy nhiên, liệu rằng, chỉ học, rồi học nữa, thậm chí học mãi liệu rằng đã đủ ?

Đã bao giờ bạn tự đặt ra cho mình các câu hỏi: Học ở đâu ? Học cái gì ? Học cho ai ? Sự học ấy sẽ khiến bạn trở thành ai trong thế giới hơn 7 tỷ người này ? Hay có  khi nào bạn không thể thoát ra nỗi ám ảnh của chính mình trước vô số báo cáo tỷ lệ thất nghiệp, khủng hoảng việc làm trên toàn thế giới mỗi sáng thức giấc?

Chuyên đề du học: KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP & TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP DU HỌC CHÂU ÂU trong khuôn khổ NGÀY THÔNG TIN DU HỌC CHÂU ÂU do Blue Ocean Education tổ chức sẽ mang đến cho bạn những thông tin vô cùng quan trọng:

  • Kỹ năng định hướng nghề nghiệp;
  • Nắm bắt xu thế & biến động nhu cầu nguồn nhân lực, và việc làm toàn cầu;
  • Đào sâu, hiểu kỹ triển vọng nghề nghiệp sau khi kết thúc chương trình du học Châu Âu;
  • Lên kế hoạch du học Châu Âu

Kỹ năng định hướng nghề nghiệp

Tại sao phải có kỹ năng định hướng nghề nghiệp?

Theo dữ liệu thống kê của Liên đoàn Lao động thế giới – ILO, năm 2015, toàn thế giới có hơn 202 triệu người thất nghiệp, và con số này dự kiến tăng lên 210 triệu vào năm 2019. Tình trạng thất nghiệp xảy ra tại tất cả các quốc gia, từ Á tới Âu, Úc, hay Mỹ - Latin. Như vậy đủ thấy rằng, không quan trọng bạn mang quốc tịch gì, bạn ở châu lục nào, bạn vẫn có khả năng thất nghiệp như hơn 6 tỷ người còn lại. Vậy tại sao ?

Bên cạnh những lý do nguyên thủy như khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, thiên tai, hay cạnh tranh khốc liệt trong thị trường lao động – đều là khách quan, các bản báo cáo hầu như đều chưa đề cập tới nhân tố chủ quan mấu chốt của vấn đề - chính là đội ngũ trí thức trẻ toàn cầu đang nhắm mắt che tai khi đưa ra quyết định lớn nhất cuộc đời mình: Học cái gì ?; hay nói cách khác là các bạn không có định hướng đúng đắn về chuyên ngành học.

2015 Global unemployment rate.pngILO - unemployment per country.png

Các thống kê của Liên đoàn Lao động thế giới về tỷ lệ và thực trạng thất nghiệp trên toàn thể giới năm 2015

Ở đây có 1 logic rất rõ ràng: muốn học gì thì sẽ biết mình nên học ở đâu, học như thế nào, và học xong sẽ làm gì. Nếu bạn chọn đi du học ở nước Anh chỉ vì thích cái lãng mạn của sương mù, thì chắc chắn bạn sắp có hẳn 1 suất trong con số 210 triệu kia.

Vậy làm thể nào để có thể tự định hướng nghề nghiệp?

Thứ nhất: Kỹ năng tiếp nhận, lưu trữ, và tìm kiếm nhiều hơn nữa một cách thông thái: Ngày nay chúng ta được thừa hưởng sự tiện nghi và vô cùng hiện đại từ khoa học công nghệ số, nhưng lại chối từ các kiến thức kinh tế xã hội; thay vào đó, để dành thời gian và bộ nhớ cho những tin “giật gân”, những dòng báo “lãng xẹt” về 1 anh 1 ả nào đó ngoại tình, rồi chia tay; hay 1 chị bóc mẽ “hèn” anh người yêu lâu năm chỉ vì anh nghèo !!?! Muốn mình mới, và hiện đại thì không thể không học hỏi, cập nhật thông tin từ nhiều ngưồn đa dạng khác nhau, chọn lọc một cách thông thái nguồn tri thức cho riêng mình. Đó mới là cách “tự làm giàu” nhanh nhất. Và đừng quên, văn hóa đọc có giá trị to lớn nhiều hơn bạn nghĩ đấy!

Thứ 2: Kỹ năng không ngừng cập nhật thông tin: Triết học Mác – Lênin đã chỉ rất rõ: “Không ai tắm 2 lần trên cùng một dòng sông” để minh chứng cho quy luật phát triển. Không có gì là không thay đổi, dù là chỉ trong tích tắc. Do đó, bạn không thể tìm cập nhật xu hướng ngành học để đi du học năm 2016 mà lại tìm đọc dữ liệu liên quan từ những năm 1990s được. Xu hướng, bao giờ cũng có cận dưới là 5 năm trước đó và cận trên là 5 năm tiếp sau, do đó, hãy tìm các bản báo cáo, tổng hợp dự đoán có cơ sở thực tiễn và khoa học từ 2010 tới 2020 để thấy thị trường lao động đang cần gì, các trường Đại học đang có những chương trình gì; bạn sẽ có câu trả lời xác thực nhất. Hãy cập nhật mỗi giây, bạn sẽ thấy thế giới thay đổi chỉ trong nháy mắt, tri thức của chính bạn cũng vậy! Nếu không, bạn sẽ bị lỗi thời khi không nắm bắt được xu thế!

Đừng đi du học nếu bạn chưa có định hướng nghề nghiệp!!!

Nắm bắt xu thế & biến động nhu cầu nguồn nhân lực, và việc làm toàn cầu

Như đã phân tích ở trên, từ việc trở thành một người tiếp cận, và cập nhật thông tin thông thái, bạn đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp của mình. Bây giời là những viên gạch tiếp theo để xây lên tòa tháp thành công.

Có bao giờ bạn tự hỏi: nhà tuyển dụng của năm 2010 săn tìm tố chất gì ở các ứng viên tiềm năng/ hay tới năm 2020, nhóm ngành nghề nào sẽ thống trị bảng xếp hạng “100 best jobs” do trang U.S.News & world report, thay vì thứ tự TOP 3 năm 2015 như dưới đây?

 #1 Orthodontist

 #2 Dentist

 #3 Computer Systems Analyst

Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về thị trường lao động & việc làm mà bản thân đang nhắm tới. Ví dụ như bạn sẽ tốt nghiệp năm 2016, hãy đừng bỏ qua thông tin nhu cầu nhân lực 2016 được dự báo lại dịch chuyển sang nhóm Dược và Điện tử viễn thông. (Nguồn: bản tin thời sự ngày 13/01/2016 - Ban Thời sự Đài truyền hình Viêt Nam. Tương tự, nếu bạn đang muốn ở lại Thụy Điển để làm việc, hãy xem tìm hiểu đất nước họ đang thiếu hụt nguồn nhân lực nhóm gì; nếu bạn đang đắn đo có nên ở lại Tây Ban Nha sau khi có tấm bằng Thạc sỹ Luật, hãy cân nhắc tỷ lệ cạnh tranh cơ hội việc làm và dự báo thất nghiệp của nước này để đưa ra quyết định sáng suốt; ….

Đừng “xách ba lô lên và đi”, nếu bạn không biết sau khi đi du học về, những gì bạn học không thể giúp bạn có được ít nhất công việc hay không!!

Đào sâu, hiểu kỹ triển vọng nghề nghiệp sau khi kết thúc chương trình du học ở Châu Âu

Tôi có cô bạn học vị Thạc sỹ về Quản lý rủi ro và thiên tai tại Hà Lan. Cô ấy xinh đẹp, học giỏi, lại hộ khẩu Thủ đô, chẳng chê được điểm nào. Hiện cô đang làm Kế toán cho 1 trường Đào tạo Doanh nhân trong Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do chính sách “đóng” tại thời điểm đó của Chính phủ Hà Lan, sinh viên quốc tế không được ưu tiên tuyển dụng và ở lại làm việc. Cô tự tin hơn cả 200% mang Bằng Thạc sỹ ngoại quốc đi khắp các Quận để ứng tuyển, nhưng chẳng có đơn vị nào dám tuyển “sự kiêu ngạo, tư tin thái quá” của cô cả! Thời điểm cô quay trở về Việt Nam là lúc cả nước đang thiếu nhân sự kế toán trầm trọng. Thiết nghĩ, làm cái việc vừa kiếm được nhiều tiền, lại vừa không “mông lung hoang tưởng như cái việc đi quản lý rủi ro và thiên tai ngoại nhập” – nhận định của gần 10 Phòng Nhân sự cô đã tham gia phỏng vấn xin việc trước đó – khiến cô tự ái tím mặt, và được gần bố mẹ, nên cô học ngay một bằng Kế toán Trung cấp để xin đi làm, chấp nhận  làm cái “ao đời phẳng lặng” !!!

Câu chuyện trên chắc hẳn phần nào giúp các bạn hiểu rằng: Giá trị sử dụng của học vị không quan trọng bằng giá trị thực tế của nó khi đặt vào 1 thị thường nhân lực cụ thể. Nếu tìm hiểu kỹ triển vọng nghề nghiệp của Ngành quản lý rủi ro và thiên tai tại cả Hà Lan và Việt Nam, hay đào sâu, hiểu kỹ triển vọng của ngành này tại các nước châu Âu khác như Pháp, Đức, … cô bạn tôi hẳn sẽ theo đuổi đến cùng đam mê cháy bỏng của mình.

Với châu Âu, hầu như tất cả các nước, trừ Anh, đều khuyến khích sinh viên quốc tế ở lại làm việc và lập nghiệp tại nước sở tại, tiêu biểu có thể kể đến như Thụy Điển, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Italia, Đức, …

Vậy nên, đừng đi du học nếu sau đó bạn chẳng bận tâm mà “sẵn sàng biến học vị quốc tế thành đồ lưu niệm”!!

Lên kế hoạch du học Châu Âu

Khi không còn bị cản trở bởi những chữ “Đừng! Đừng! Đừng” trên đây, bạn hãy sẵn sàng chuẩn bị lên kế hoạch du học châu Âu nhé! Đừng quên tìm hiểu kỹ về du học Châu Âu với chuỗi chuyên đề trong khuôn khổ NGÀY THÔNG TIN DU HỌC CHÂU ÂU 2016, gồm:

  1. Ưu điểm lựa chọn du học Châu Âu
  2. Chi phí du học Châu Âu
  3. Nguồn và học bổng du học Châu Âu
  4. Chính sách thị thực du học Châu Âu

Blue Ocean Education hy vọng rẳng nội dung chuyên đề “Kỹ năng định hướng nghề nghiệp và triển vọng nghề nghiệp du học tại Châu Âu” đã 1 phần giúp bạn trả lời các câu hỏi: Học ở đâu ? Học cái gì ? Học cho ai ? Sự học ấy sẽ khiến bạn trở thành ai trong thế giới hơn 7 tỷ người này ? và ngon giấc trước bất kỳ cuộc khủng hoảng nào!

Blue Ocean


ĐỐI TÁC