Hotline : 0967 057 711 - 0967 027 711 - 0963 779 771

Facebook Live Chat

Định hướng phát triển nghề nghiệp như thế nào?

Cho dù chuyên môn của bạn là gì đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ có thể nắm bắt được hết mọi thứ. Đâu đó vẫn còn tồn tại những kỹ năng bạn cần trau dồi để có thể phát triển bản thân cũng như biết được giới hạn của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn vạch ra một số cách định hướng phát triển nghề nghiệp giúp bạn phát huy hết tiềm năng cũng như đạt được thành công trên con đường thăng tiến nghề nghiệp.

Định hướng phát triển nghề nghiệp như thế nào?

ĐỊNH NGHĨA PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Hãy cùng làm rõ khái niệm định hướng phát triển nghề nghiệp trước khi đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này. Phát triển nghề ngiệp có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa rộng, phát triển nghề nghiệp là một quá trình nâng cao kiến thức và các kỹ năng không ngừng nghỉ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn. Phát triển nghề nghiệp bao gồm đào tạo kỹ thuật chuyên môn, nâng cao phát triển kỹ năng cá nhân, nuôi dưỡng tài năng và phát hiện tiềm năng trong tương lai. Một số kỹ năng như quản lý thời gian, kỹ năng ủy nhiệm, thuyết trình, huấn luyện, hoặc kỹ năng lãnh đạo đều có thể giúp nhận ra tiềm năng của một người mà không nhất thiết phải xây dựng các kỹ năng kỹ thuật cụ thể.

Bất cứ ngành nghề nào cũng đều phải coi trọng việc định hướng phát triển nghề nghiệp như dạy học, điều dưỡng, kế toán và các ngành nghề y tế khác. Khi đã xác đinh theo đuổi một nghề nghiệp nào đó thì bản thân mỗi người không ngừng việc học hỏi nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân. Các tổ chức, công ty luôn mong muốn nhân viên của mình tiếp tục phát triển kỹ năng và thường tạo cơ hội cho nhân viên tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú, tham gia các khóa học đào tạo bổ ích.

CÓ KẾ HOẠCH RÕ RÀNG

Bạn nên có một kế hoạch dựa trên mục tiêu nghề nghiệp và nguyện vọng của bản thân. Việc bạn vạch trước ra một mục tiêu và lên kế hoạch để thực hiện nó sẽ giúp ích rất nhiều cho hành trình phát triển nghề nghiệp. Trong quá trình thực hiện mục tiêu đã đặt ra bạn sẽ đối chiếu với phần kế hoạch đã vạch ra từ trước nó có thể giúp bạn tránh đi lệch mục tiêu của mình.

Để phát triển suy nghĩ bản thân bạn hãy nghĩ đến:

  1. Bạn đam mê điều gì? Điều gì sẽ giúp bạn rời khỏi giường vào buổi sáng, và niềm đam mê này liệu có giúp ích cho kế hoạch nghề nghiệp của chính ban?
  2. Hãy nhận thức rõ những kỹ năng, kiến thức, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình? Làm thế nào để khắc phục điểm yếu của mình và tận dụng thế mạnh của mình? Có nên tham gia những khóa học khác để hoàn thiện bản thân, tham gia công việc tình nguyện để tích lũy kinh nghiệm?
  3. Vị trí hiện nay của bạn ở đâu, bạn muốn trở thành một người như thế nào và bạn nên làm gì để đạt được điều đó.

Hãy take note những phần công việc nhỏ trong kế hoạch của bạn và dán chúng ở những nơi bạn hay chú ý đến để nhắc nhở bạn luôn nhớ đến mục tiêu của mình.  Đôi khi các mục tiêu và tham vọng lớn có thể gây nản chí. Vì vậy, hãy ưu tiên các mục tiêu quan trọng nhất và sau đó chia nhỏ chúng thành các hạng mục công việc nhỏ hơn. Hãy tập trung hoàn thành từng công việc nhỏ và thành công đôi khi sẽ đến mà chính bạn lại không hay biết.

TÌM MỘT "NGƯỜI CHỈ ĐƯỜNG"

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình, hãy cân nhắc đến việc nhờ ai đóng vai trò như một "người chỉ đường" cho bạn, họ sẽ giúp bạn định hướng con đường sự nghiệp bạn nên theo, giúp bạn tìm được điểm mạnh và điểm yếu, xây dựng lộ trình nghề nghiệp, đặt ra mục tiêu dài hạn của bản thân và công việc nào phù hợp với tính cách và niềm đam mê của bạn.

KHÔNG CÓ GÌ LÀ CỐ ĐỊNH

Một kế hoạch phát triển chuyên nghiệp sẽ không có điểm kết thúc. Lập ra kế hoạch chỉ đóng vai trò giúp con đường bạn phải đi để đạt được mục tiêu bớt khó khăn hơn. Hiển nhiên rằng không ai có thể đoán trước tương lai hay tất cả những thứ có thể xảy ra trong cuộc sống sẽ tác động đến hành trình nghề nghiệp của bạn như thế nào. Suy nghĩ và niềm đam mê của bạn có thể thay đổi, vì vậy mục tiêu của bạn cũng có thể thay đổi. Khả năng duy trì sự nhanh nhẹn, linh hoạt và thích ứng với môi trường xung quanh cũng chính là những yếu tố góp phần vào sự thành công trên con đường phát triển nghề nghiệp.

HỌC HỎI KHÔNG NGỪNG

Việc học hỏi, tiếp thu kiến thức là một bước đệm giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Vậy nên bạn cần vạch ra một kế hoạch học tập, không ngừng trau đồi thêm kiến thức chuyên môn, ngoài ra bạn cần có tình thần cầu tiến, một niềm đam mê trong công việc điều đó sẽ giúp bạn luôn chủ động thực hiện từng bước trong kế hoạch mục tiêu bạn đã đặt ra.

>> Bài viết được dịch từ bài "Professional Development – take it into your own hands" đăng trên trang Allianz Assistance Health; xem bài viết gốc tại ĐÂY

Trên đây là những điều bạn cần nhớ để có thể định hướng phát triển nghề nghiệp cho mình, chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp.

(Nguồn Allianz Assistance Health)

Blue Ocean


ĐỐI TÁC