Hotline : 0967 057 711 - 0967 027 711 - 0963 779 771

Facebook Live Chat

Đôi nét về hệ thống giáo dục Hà Lan

1. Tại sao chọn Hà Lan là điểm đến du học?

  • Chi phí học tập hợp lý.
  • Có nhiều sự lựa chọn với hơn 1.560 khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh và được quốc tế công nhận.
  • Chất lượng giáo dục và nghiên cứu xuất sắc.
  • Môi trường học tập cởi mở và quốc tế.
  • Hà Lan là một xã hội đa văn hóa ở trung tâm Chấu Âu. Là cử ngõ đế khám phá châu Âu.
  • Hồ sơ du học đơn giản, thủ tục xin visa dễ dàng.

2. Đôi nét về hệ thống giáo dục tại Hà Lan

2.1. Giới thiệu chung

  • Tiểu học: Học sinh mất từ 7- 8 năm bao gồm cả khoảng thời gian theo học mẫu giáo. Sau khi kết thúc 7 năm học này, học sinh sẽ chỉ kiểm tra các môn mình đã học và dựa vào kết quả kiểm tra mà quyết định chọn một trường trung học thích hợp.
  • Trung học: Bậc giáo dục trung học của Hà Lan có 3 mức khác nhau bao gồm hệ 4 năm, 5 năm và 6 năm.

Với hệ giáo dục 4 năm và 5 năm, sau khi kết thúc bậc học các em sẽ tiếp tục học tại trường đào tạo kỹ thuật và đào tạo chuyên ngành.

  •  Hệ giáo dục 6 năm giúp các em định hướng được các chương trình cũng như phương thức học tập tại giáo dục bậc đại học và cao học.
  • Dù có lựa chọn bậc học nào thì các học sinh cũng phải học các môn giống nhau như: tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, Đức, Toán cơ bản, Toán học ứng dụng, Kinh tế, Kinh tế doanh nghiệp, Địa lý, lịch sử, Lý, Hoá, Sinh…(Trong đó có một số môn học về ngôn ngữ là không bắt buộc, học sinh có thể hoàn toàn tự nguyện chọn môn học sao cho phù hợp với khả năng, nguyện vọng và sở thích của mình)

Học sinh học ở đây được nghỉ 2 buổi một tuần, thi tốt nghiệp từ 7-8 môn. Học sinh có thể định hướng học tiếp tục học tại trường kỹ thuật, chuyên ngành hoặc đại học.

  • Đại học: Hai hình thức đại học chính là đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng
  • Cao học và Tiến sỹ: Sau khi hoàn thành bậc đại học sinh viên có thể học tiếp lên thạc sỹ. Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, nếu muốn lấy được Bằng tiến sĩ, sinh viên sẽ phải học tại trường đại học nghiên cứu.

2.2. Sơ đồ hệ thống giáo dục

Sơ đồ hệ thống giáo dục Hà Lan

2.3. National Frame of Qualifications​

NLQF

Dutch Qualification

8

Doctor

7

Master

6

Bachelor

5

Associate Degree

4+

VWO

4

MBO4/HAVO

3

MBO3

2

VMBO kb,gl and tl/ MBO2

1

VMBO bb/MBO1

2.​4. Bậc  đại học

a. Hình thức tổ chức

Hà Lan có rất nhiều hình thức tổ chức giáo dục đại học. Hai hình thức chính là đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng.

  1. Đại học Khoa học Ứng dụng
  2. Đại học Nghiên cứu
  3. Viện Giáo Dục Quốc Tế
  4. Một số tổ chức giáo dục khác

Các trường đại học nghiên cứu chịu trách nhiệm cung cấp các chương trình hướng nghiên cứu theo lý thuyết. Có 14 trường đại học nghiên cứu được chính phủ tài trợ tại Hà Lan, ba trong số này đào tạo chuyên sâu về kỹ thuât, một trường chuyên sâu về nông nghiệp và một trường là trường đại học mở.

Các trường đại học khoa học ứng dụng có các chương trình tập trung vào ứng dụng khoa học nghệ thuật vào thực tiễn. Hà Lan có 41 trường đại học khoa học ứng dụng được chính phủ tài trợ.

Viện giáo dục quốc tế: có quy mô nhỏ hơn các trường đại học. Với chương trình học được thiết kế riêng cho sinh viên quốc tế.

Một số tổ chức giáo dục có các khóa học ngắn hạn hay chương trình cấp chứng chỉ quốc tế, thường đối với một chuyên ngành cụ thể.

Ghi chú:

  • Khi tham gia vào chương trình giáo dục bậc đại học của Hà Lan, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân sau khi hoàn thành chương trình đại học; và bằng thạc sĩ sau khi học xong chương trình cao học.
  • Các trường đại học nghiên cứu và khoa học ứng dụng đều cấp cả bằng cử nhân và bằng thạc sĩ .
  • Các Học viện Giáo dục Quốc tế chỉ có các chương trình cao học chứ không có chương trình đại học.
  • Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, nếu muốn lấy được Bằng tiến sĩ, sinh viên sẽ phải học tại trường đại học nghiên cứu.

b. Điều kiện đầu vào

  • Tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • Điểm IELTS 6.0/TOEFL 550(PBT)/80(iBT)

* Bậc cao học:

  • Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành liên quan.
  • Điểm IELTS 6.5/TOEFL 575(PBT) /89(iBT).
  • Một số chương trình yêu cầu kinh nghiệm làm việc

c. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng kí nhập học

STT

Danh Mục

Số Lượng

Ghi chú

1

Đơn đăng kí nhập học của trường ĐH Hà Lan

1

Xem website của từng trường để đăng kí online hoặc nộp đơn bằng văn bản.

2

Ảnh (4x6)

4

Theo yêu cầu từng trường

3

Hộ chiếu

1

Công chứng ít nhất 8 trang đầu tiên của quyển hộ chiếu

4

Sơ yếu lý lịch

1

 

5

Thư bày tỏ nguyện vọng

1

Có chữ kí của người viết

6

Văn bằng /chứng chỉ

1

Cc và dịch

7

Học bạ/BĐ( THPT,cao đẳng, đại học và các khóa học khác

1

Cc và dịch

8

Thư giới thiệu( áp dụng cho sinh viên học các khóa học sau đại học)

1 hoặc 2

Theo yêu cầu của từng trường, người giới thiệu kí tên và đóng dấu(nếu có)

9

Chứng chỉ ngoại ngữ IELTS/TOEFL

1

Tùy theo các bậc học

10

Điểm GMAT hoặc GRE

1

Theo yêu cầu của từng trường. Thông thường các khóa học MBA, tài chính yêu cầu điểm GMAT

11

Yêu cầu đặc biệt đối với các khóa học ngành kiến trúc, nghệ thuật: các bản vẽ mẫu.

1

Theo yêu cầu của từng trường

12

Các văn bằng, chứng chỉ khác, bằng khen và thư xác nhận kinh nghiệm làm việc

1

Tùy theo từng trường hợp và năng lực của ứng viên

d. Học phí và sinh hoạt phí

ĐẠI HỌC

CAO HỌC

TIẾN SĨ

7.700 – 10.000USD/năm

13.500 – 17.000USD/năm

MBA:17.000 đến 42.000USD/năm

Tùy trường Đại học và ngành học mà mức học phí và phí nghiên cứu khác nhau.

Sinh hoạt phí : 8.000 – 10.000USD/năm

Để được tư vấn chi tiết hơn về hệ thống giáo dục Hà Lan và thông tin du học Hà Lan hãy nhanh tay liên hệ với Blue Ocean qua hotline: 0967 02 7711 hoặc để lại thông tin theo form đăng ký phía dưới chúng tôi sẽ liên hệ lại tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất:

Blue Ocean


ĐỐI TÁC