Nhật Bản và Việt Nam đều là các quốc gia phương Đông với nhiều nét văn hóa độc đáo giống nhau, mang hơi hướng cổ truyền dân tộc. Du học Nhật Bản chắc chắn sẽ là điều thú vị khi không những được học tập mà còn tham gia trải nghiệm văn hóa tại đất nước mang đậm chất Á Đông này. Hãy cùng Blue Ocean Education tìm hiểu về tết cổ truyền tại Nhật Bản
Tết là chữ biến âm từ chữ “Tiết”. Chữ Tiết gốc Hán có nghĩa là một đoạn thời gian được chia ra theo sự vận động chu kỳ của khí trời đất trong một năm. “Tết là nói tắt của hai chữ lễ tiết”.Lễ tiết gồm hai phần: Cúng (lễ) và ăn uống bù cho cả năm làm lụng vất vả (Tết). Tết là phải ăn- “ăn tết”.
Từ năm 1976, cả hai miền Nam - Bắc mới dùng chung múi giờ GMT+7 và từ đó chúng ta đón chung Tết cổ truyền. Không giống các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo lịch dương.Người Nhật gọi ngày này là “Oshogatsu”, và đây là sự kiện để đón chào vị thần Toshigamisam. Trong thời cổ đại, lễ mừng năm mới của Nhật Bản (tiếng Nhật: shōgatsu 正月 hay là oshōgatsu) cũng tương ứng với lễ mừng năm mới của Tết Trung Quốc, Tết Hàn Quốc và Tết Việt Nam theo âm lịch và theo ảnh hưởng Vòng văn hóa Đông Á. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm giống và khác nhau trong văn hóa đón Tết của Việt Nam và Nhật Bản.
Tết ở Việt Nam là dịp dù bận bịu công việc tới cỡ nào, hay định cư, sinh sống tại nơi đâu thì học cũng lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu.
Các đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam trước hết phải nhắc đến mâm ngũ quả, Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có
trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Tiếp theo là cây nêu, đó là một cây tre cao khoảng 5–6 mét Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ). Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng chạp với mục đích trừ tà. Ngoài ra Tết ở Việt Nam còn có thú chơi tranh tết và nó tồn tại như một tập quán lâu đời của người dân. Chúng ta thường cho rằng Tết là dịp trăm hoa đua nở, ở Việt Nam hoa mai, hoa đào hay cây quất đều là những biểu trưng thể hiện sự sung túc, tốt lành được người dân Việt Nam trang trí trong phòng khách mỗi dịp xuân về.
Ở Nhật Bản, dù người Nhật không ăn Tết âm lịch như Việt Nam nhưng ngày Tết dương lịch vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của “xứ sở hoa anh đào”. Vào những ngày này, mọi gia đình cũng đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, và trang trí nhà cửa bằng các vật dụng được làm gỗ thông hay gỗ mận. Ngày 1/1 là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Người ta quan niệm rằng, xem Mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Trước khi Tết đến, mọi nhà đều trang trí cây tùng (kadomatsu) trước cửa. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Người Nhật quan niệm rằng Tùng tượng trưng cho sự trẻ mãi không già.
Người Việt Nam và Nhật Bản đều có bữa ăn tất niên vào ngày cuối năm. Bữa cơm này mang ý nghĩa kết thúc những gì đã qua trong một năm. Ở Việt Nam, lễ giao thừa là thời điểm quan trọng của tết Nguyên đán là đêm giao thừa. Trong đêm này, người ta tường bày hương án trên sân thượng hoặc ở ngoài trời. Gia chủ trong gia cùng các thành viên lần lượt cúng váy. Khi các nghi lễ kết thúc thì mọi người quay quần ăn uống chúc tụng nhau. Cũng như ở Việt Nam, ở Nhật Bản thì đêm 30 tết là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Vào đúng 0h đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ.
Bữa ăn ngày Tết thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang trọng hơn bữa ăn ngày thường. Vì vậy mà người ta cũng thường gọi là "ăn Tết". Ngoài cơm, ngày Tết còn có: Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh giầy, bánh tét... Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương,….Ngoài ra còn có mứt và bánh kẹo để dọn ra mời khách trong dịp Tết và người Việt Nam thì thường có thói quen chúc Tết bằng rượu hoặc bia.
Ở Nhật Bản,món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết”. “Món Tết” thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Và thứ đồ uống phổ biến của Nhật trong ngày tết là rượu Sake.
Về sinh hoạt ngày tết thì ở Việt Nam đặc biệt là các làng quê nông thôn thì hay tổ chức các trò chơi dân gian như: bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu,…Tùy theo bản sắc văn hóa của mình, mỗi địa phương đều tổ chức lễ hội ngày tết với những phần "lễ" và phần "hội" chứa đựng những nét văn hóa khác nhau rất phong phú. Ở Nhật Bản,người ta cho rằng sau khi đón tiếp vị thần năm mới thì phải làm cho thần vui vẻ, thoải mái. Và đó là nguồn gốc xuất phát các trò chơi nhân ngày Tết rất phong phú của Nhật Bản như: kagura là ca múa nhạc trên sân đình,trò thả diều takoage, đánh cầu long hanestuki, chơi quaykomamawashi,.. một trong những trò chơi đặc sắc nhất nhất là đánh cầu lông hanestuki.
Như vậy, dù ở bất cứ nơi đâu tết cũng là dịp để mọi người tụ họp quay quần, là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn hiếu thảo đến các đấng sanh thành. Qua tìm hiểu tết ở Việt Nam và Nhật Bản cho thấy được phần nào nét đặc sắc văn hóa truyền thống của nơi đây. Cùng là quốc gia châu Á nên tết ở Việt Nam và Nhật Bản cũng có những nét tương đồng và khác biệt rõ ràng.Mỗi một đất nước dân tộc đều có một nét văn hóa,một bản sắc riêng. Và đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc mà ta cần phát huy cũng như nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam ta.