Hotline : 0967 057 711 - 0967 027 711 - 0963 779 771

Facebook Live Chat

Những lưu ý về quy định làm thêm đối với du học sinh Hà Lan

Trong thời gian học tập tại nước ngoài, các du học sinh quốc tế luôn muốn tìm kiếm cơ hội làm thêm. Việc làm thêm không những giúp họ tìm hiểu thêm về văn hóa, cuộc sống của người bản địa, tích lũy kinh nghiệm làm việc, phát triển các mối quan hệ trong xã hội, mà còn trang trải được một phần chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên Hà Lan cũng như nhiều quốc gia khác đều có những những quy định khác nhau về việc làm thêm đối với du học sinh quốc tế. Các quy định đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như kiểm soát việc học tập của học sinh trong thời gian du học. Do đó, để tránh bị phạt và có khả năng bị hủy visa, các bạn học sinh cần nắm được một số quy đinh cơ bản khi tìm việc làm thêm tại Hà Lan.


1. Xin giấy phép lao đôngh và thời gian làm việc
Sinh viên Việt Nam hoặc các sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia ngoài khu vực Châu Âu muốn làm thêm tại Hà Lan cần phải có giấy phép lao động. Nhà tuyển dụng bạn sẽ phải xin cấp giấy phép lao động cho bạn. Tổ chức quyết định cấp giấy phép lao động được gọi là UWV Werkbedrijf. Trong trường hợp bạn làm việc không có giấy phép, sẽ được coi là lao động bất hợp pháp và có nhiều khả năng sẽ bị tước visa trước hiệu lực.
Tuy nhiên nếu bạn đnag học tại một trường hoặc tổ chức giáo dục tại Hà Lan và chương trình học của bạn có bao gồm chương trình thực tập, bạn sẽ không cần xin giấy phép lao động. Nhà trường và đại diện tuyển dụng sẽ ký thỏa thuận về chương trình thực tập sinh.
 Đối với các bạn học sinh có giấy phép lao động, bạn sẽ được làm đối đa 10 tiếng/tuần. Tuy nhiên trong các tháng hè từ tháng 6 đến tháng 8, bạn có quyền làm việc toàn thời gian. 


2. Mua bảo hiểm y tế
Ngay khi bạn được cấp Giấy phép lao động và có việc làm thêm, bạn phải mua bảo hiểm y tế cơ bản của Hà Lan nếu không bạn sẽ bị phạt rất nặng. Việc mua bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo các quyền lợi mà bạn được hưởng trong trường hợp bạn có vấn đề về sức khỏe cũng như kiểm soát việc làm thêm của du học sinh quốc tế.


3. Đăng ký mã số an sinh xã hội
BSN là viết tắt của  Burger Service Nummer, dịch ra có nghĩa là ‘số dịch vụ công dân’. BSN tương đương với số an sinh xã hội: số đăng ký duy nhất cho từng công dân, được dùng khi liên lạc với các dịch vụ của chính phủ.
Khi đi đăng ký tạm trú tại địa phương mình sinh sống, các bạn sinh viên sẽ được cấp tự động một BSN. Khi đi xin việc, nhà tuyển dụng hay các công ty bảo hiểm cần phải biết số BSN của bạn. Tòa thị chính tại địa phương bạn sinh sống sẽ gửi lá thư xác nhận tất cả các thông tin cá nhân của bạn được lưu trong hồ sơ của họ. 


4. Nộp thuế thu nhập
Các bạn sinh viên có nghĩa vụ nộp thuế đối với tổng số thu nhập ở Hà Lan của mình trong năm. Học bổng có thể cũng sẽ được coi là nguồn thu nhập và được tính vào tổng thu nhập. Để biết thêm các thông tin về thuế thu nhập, các bạn sinh viên có thể kiểm tra lại với nhà tuyển dụng hoặc trực tiếp với Cơ quan thuế Hà Lan.

 

Blue Ocean


ĐỐI TÁC