Hotline : 0967 057 711 - 0967 027 711 - 0963 779 771

Facebook Live Chat

Sự khác nhau giữa Trường đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng Hà Lan


Đất nước Hà Lan có hơn 20% diện tích nằm thấp hơn so với mặt nước biển với 17 triệu dân, có thu nhập bình quân đầu người là 42.000 USD. Là quốc gia xếp thứ 13 thế giới về tự do kinh tế, đồng thời cũng được coi là có cuộc sống hạnh phúc nhất thế giới. Hà Lan có một hệ thống giáo dục hiện đại, trong đó loại hình trường Đại học nghiên cứu và đại học Khoa học ứng dụng đóng vai trò quan trọng. Hãy cùng Blue Ocean Education tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa trường đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng tại Hà Lan

Cùng với sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội, Hà Lan cũng có một hệ thống giáo dục hiện đại, trong đó loại hình trường Đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng đóng vai trò quan trọng. Tuy không có khái niệm “phân tầng” như trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam (Luật Giáo dục Đại học 2012), nhưng Hà Lan có sự phân biệt rõ ràng giữa các trường Đại học nghiên cứu (Research Universitis) và trường Đại học khoa học ứng dụng (Applied Saiences Universitis) là hệ thống gồm giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp chuyên môn (Higher Profession Education) 
Ứng dụng ở Hà Lan có các chương trình đặc thù, hướng về thực tiễn, chuẩn bị cho sinh viên trực tiếp đi vào hoạt động nghề nghiệp, đủ khả năng làm việc cụ  thể  trong  các  ngành  kinh  tế  và  quản  trị  kinh doanh, kỹ thuật và công nghệ, thương mại, tài chính, giải trí, du lịch, tiếp thị và chăm sóc sức khỏe. Giảng viên  đòi hỏi phải thực hiện  nhiệm  vụ  nghiên  cứu khoa học có tính chất bắt buộc, nhưng không phải nghiên cứu tạo ra lý thuyết mà là nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào thực tế.

Ở Hà Lan số trường Đại học khoa học ứng dụng (46 trường) gấp bốn lần so với các trường Đại học nghiên cứu. Số sinh viên theo học các trường Đại học khoa học ứng dụng chiếm 2/3 tổng số sinh viên cả nước. Mục tiêu học tập của sinh viên không chỉ là quá trình nhận thức và thu nạp kiến thức mà là một quá trình trải nghiệm thực tế và xây dựng năng lực. Thực tập tại môi trường làm việc cụ thể (công ty, nhà máy, bệnh viện…) nhằm giúp họ thu được những trải nghiệm thực tế. Giảng viên không chỉ truyền thụ mà còn là người hướng dẫn và tổ chức hoạt động học tập cũng như đo lường, đánh giá các bước phát triển năng lực của sinh viên nhằm kích hoạt năng lực sáng tạo, tự nhận thức, tự chịu trách nhiệm, nhanh chóng thích nghi với thế giới việc làm và tạo niềm đam mê học hỏi suốt đời của họ.
Tâm điểm của hệ thống giáo dục cùng như kiểm định chất lượng của Hà Lan là vấn đề năng lực của người học. Các trường Đại học xây dựng hồ sơ năng lực cho những chuyên ngành cụ thể và đăng ký nội dung đó với tổ chức kiểm định nhà nước Hà Lan. Quá trình kiểm định một mặt tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, mặt khác cũng mang tính mềm dẻo, nghĩa là không máy móc dựa vào các tiêu chí chi tiết, tỉ mỉ. Mục tiêu kiểm định không chỉ là kiểm tra chất lượng mà còn để kích thích cải thiện chất lượng.

Tiêu chí đánh giá sự khác nhau

Các trường ĐH nghiên cứu Hà Lan

Các trường ĐH khoa học ứng dụng Hà Lan

Qui mô

Có 14 trường đại học nghiên cứu tại Hà Lan, và 3 trong số 14 trường này có 1 trường đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật; 1 trường đào tạo về nông nghiệp và 1 là trường đại học tổng hợp. Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH nghiên cứu thường dao động từ 6.000 đến 30.000 sinh viên hàng năm.

Có 41 trường ĐH Khoa học ứng dụng tại Hà Lan. Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường này hàng năm khoảng từ 20.000 đến 39.000 sinh viên.

Về qui mô chung, trường ĐH Nghiên cứu thường có nhiều khoa, ngành và cơ sở vật chất cũng lớn hơn các trường ĐH Khoa Học Ứng Dụng.

 

Định hướng đào tạo

Nhiều chương trình học tại các trường đại học nghiên cứu cũng có môn nghiệp vụ và trên thực tế hầu hết các sinh viên tốt nghiệp đều tìm việc làm ngoài lĩnh vực nghiên cứu.

Có được những trải nghiệm làm việc thực tế thông qua các đợt thực tập là một phần quan trọng trong các chương trình học nghiệp vụ của các tổ chức giáo dục này

Yêu cầu đào tạo

           Bậc cử nhân:

IELTS từ 6.5

Có bằng tú tài quốc tế

Với học sinh Việt Nam: phải có bảng điểm năm 1 Đại học – không chấp nhận bằng PTTH

             Bậc thạc sỹ

IETLS từ 6.5 (một vài ngành yêu cầu từ 7.0)

Tốt  nghiệp ĐH đúng chuyên ngành với ngành sẽ học tại bậc Thạc sỹ

             Bậc cử nhân:

IELTS 6.0

Chấp nhận bằng PTTH tại VN

Với IELTS 5.0 – học dự bị 1 năm

Với IELTS 5.5 – học dự bị 6 tháng

             Bậc thạc sỹ

IETLS 6.5

Tốt  nghiệp ĐH – nếu không đúng chuyên ngành có thể học dự bị nhưng lựa chọn hạn chế

Chi phí

Học phí tại các trường ĐH Nghiên Cứu thường cao hơn so với ĐH Khoa học ứng dụng từ 2000 eu – 3000 eu

 

Blue Ocean


ĐỐI TÁC