Hotline : 0967 057 711 - 0967 027 711 - 0963 779 771

Facebook Live Chat

3 từ có thể đánh trượt bạn khi bạn đi phỏng vấn xin việc làm thêm tại nước ngoài

                                                        
Phỏng vấn xin việc luôn là nỗi lo của hầu hết mọi người. Chỉ một lỗi nhỏ nào đó trong lời nói, bạn hoàn toàn có thể đánh mất cơ hội được làm việc với công việc mình yêu thích với một mức lương trong mơ. Nhưng làm thế nào để tránh được những từ không nên nói?

Theo kinh nghiệm của nhiều sinh viên quốc tế, có nhiều từ mà người phỏng vấn không bao giờ muốn nghe từ bạn. Những từ bạn cho là sẽ gây ấn tượng mạnh cho người tuyển dụng thực chất mang lại tác dụng ngược, và nếu bạn dùng nó thường xuyên, bạn sẽ hoàn toàn mất đi cơ hội dù bạn có một CV hoàn hảo và chứng minh năng lực của bạn tốt đến thế nào đi nữa. Hãy cùng Blue Ocean Education tham khảo những từ nào nên tránh khi bạn đi phỏng vấn xin việc

1. Từ “always” (luôn luôn)

Sẽ là một ấn tượng không tốt nếu bạn dùng từ “always” trong những câu trả lời khi nói chuyện với người phỏng vấn sau:

“ I always go over and beyond at work" (Tôi luôn luôn cống hiến hết mình trong công việc)

"I always get along well with my teammates” (Tôi luôn luôn giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp của mình"

Khi dùng từ “always” khi phỏng vấn, bạn chắc hẳn mong muốn nhận được sự chú ý từ phía nhà tuyển dụng với mức độ cam kết cao. Tuy nhiên, đó lại là sự thất bại khi bạn dùng từ “always” khi cố tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng vì điều đó có thể làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang cố tỏ ra cố gắng chứ không phải sự thật. Bạn đang giả tạo và phi thực tế. Và nếu nhà tuyển dụng nghe từ bạn từ “always” trong câu trả lời, họ sẽ cho rằng bạn đang không thật lòng với chính họ

Chính vì vậy, thay vì nói rằng bạn “luôn luôn” thì hãy thay thế bằng một lượng từ khác để cho thấy sự nỗ lực và quyết tâm từ bạn. Ví dụ , " I passed 100 percent of my audits in the past five years” thay vì nói “ I always passed my audits”. (Có thể nói “Tôi đã vượt qua 100% các kỳ thi kiểm toán trong vòng 5 năm qua” thay vì nói “ Tôi luôn luôn vượt qua các kỳ thi kiểm toán”

Ngay cả khi nếu bạn không thể tìm từ thay thế, bạn hãy cố gắng đưa ra những ví dụ cụ thể về công việc mà bạn đã làm, càng tỉ mỉ càng tốt và có thể đưa cho nhà tuyển dụng những nhận xét tích cực từ đồng nghiệp, sếp cũ của bạn về bạn. Đó là những vi dụ chân thật và sinh động cho năng lực và cố gắng của bạn

2.     Từ “never” (không bao giờ)

Từ never trong phần phỏng vấn sẽ không được dùng nếu như bạn sử dụng nó để nói:

"I never complain about work." (Tôi không bao giờ phàn nàn về công việc)

"I never miss a deadline!" (Tôi không bao giờ trễ hẹn deadline)

Với ví dụ minh họa này thì từ “never” cũng giống như trường hợp tương tự với từ “always”. Nếu bạn dùng từ “never” trong trường hợp trên thì nhà tuyển dụng có thể nghĩ bạn đang phóng đại và cường điệu hóa lời nói, điều đó khiến cho mức độ gắn kết giữa nhà tuyển dụng và bạn trở nên rạn vỡ

Nếu bạn đang cố gắng dùng từ “never” để diễn tả ý rằng bạn không bao giờ làm điều đó, hãy cố gắng giải thích bạn đã tránh không làm việc đó như thế nào ở quá khứ. Nếu bạn không bao giờ phàn nàn, bạn hãy giải thích, ví dụ như bạn đã tập trung và giữ lạc quan kể cả khi trong thời gian bạn đang stress nhất. Nếu bạn không bao giờ trễ deadline, hãy nói rằng bạn đã cố gắng xoay sở ra sao để kịp deadline. Hãy đưa ra nhiều chi tiết chứ đừng nói rằng bạn không bao giờ

3.     Từ “would” (sẽ)

Bạn không nên dùng từ “would” khi nói rằng:

"I would definitely be able to meet that goal." (Tôi sẽ hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của công việc)

"I would be great at this job." (Tôi sẽ làm tốt công việc)

Với từ “would” thì đây là từ mang hàm nghĩa như một trò đùa hơn là một lời hứa hẹn. Bạn chỉ đnag nói rằng bạn sẽ làm gì trong tương lai mà không hề nói bạn đã gì trong quá khứ. Khi bạn sử dụng would, bạn đang yêu cầu một người hãy tin bạn, tuy nhiên không may nhà tuyển dụng lại không có lý do gì để tin bạn cả. Bạn không phải chứng minh bằng lời hứa, mà bạn phải chứng minh bằng kết quả - đó là con số cụ thể, những gì bạn đã làm được ở quá khứ

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng từ “could” hoặc từ “will” thay cho would. Khi bạn sử dụng những từ đó, hãy luôn kèm theo những dẫn chứng cụ thể để diễn giải cho những điều mà bạn đã làm được ở quá khứ.

Tóm lại, những từ mang tính chất chung chung, sáo rỗng, hay một lời hứa hẹn xa với sẽ dễ phá hỏng cuộc phỏng vấn của bạn. Để tránh những lỗi như vậy, hãy chi tiết và cụ thể hơn trong buổi phỏng vấn về những gì bạn đã làm được trong quá khứ. Bạn sẽ nhận được nhiều tín hiệu tốt từ phía nhà tuyển dụng nếu tuân thủ những nguyên tắc trên

 

Blue Ocean


ĐỐI TÁC