Hotline : 0967 057 711 - 0967 027 711 - 0963 779 771

Facebook Live Chat

Giải mã cơn lốc Gangnam style sau hơn 4 năm trở thành biểu tượng văn hóa toàn cầu

Ngày 15/7/2012, ca khúc gangnam style của nam ca sĩ Hàn Quốc được upload trên trang chính thức Youtube, 4 năm sau video ca khúc này vẫn đang là video có lượt xem nhiều nhất trên kênh Youtube với hơn 2,6 tỷ người xem, đồng thời cũng là video được yêu thích nhất trong lịch sử của kênh video toàn cầu này. Có lẽ, ngay từ khi phát hành ca khúc này, Psy cũng không ngờ rằng ca khúc của anh lại có sức lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến vậy. Cùng Blue ocean tiếp tục giải mã cơn lốc này sau 4 năm nhìn lại

Gangnam style – Không đơn thuần chỉ là “điệu nhảy ngựa”

Gangnam style chính là một biểu tượng văn hóa, một minh chứng rõ ràng hình nhất về sự ảnh hưởng của K-Pop trên thế giới hiện nay. Kể từ ngày phát hành (15/7/2012) tính đến 11h trưa ngày 22/12/2012 đã có 1.008.286.535 lượt người xem MV này trên You Tube, phá kỷ lục là ca khúc có trên 1 tỷ người xem. MV này đã thu về lợi nhuận hơn 2 triệu đô cho YouTube chỉ trong 5 tháng. Cộng với phí tải nhạc, các trang nhạc online của Mỹ đã thu ước chừng 500.000 đô chỉ với một ca khúc tiếng Hàn này.  Tính chung các trang nhạc Mỹ, bao gồm của Billboard đã thu tới 6 triệu đô từ lợi nhuận phát Gangnam Style trên mạng.  Ngày 20 tháng 9 năm 2012, "Gangnam Style" được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là "Video được nhiều người thích nhất trong lịch sử YouTube

Không dừng lại ở những giải thưởng khổng lồ đó, ca khúc này còn tác động mạnh mẽ đến “mọi ngóc ngách” trên toàn thế giới. Điệu nhảy ngựa đã trở thành biểu tượng văn hóa xuyên suốt trong năm 2012 và cả 2, 3 năm sau khi “nhà nhà” nhảy ngựa, “người người nhảy ngựa”. Các clip cover nhảy ngựa được lan truyền rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Gangnam style cũng được ghi vào lịch sử âm nhạc thế giới như ca khúc Hàn Quốc đầu tiên lọt vào được Top 10 bảng xếp hạng Billboard Hot 100 cũng như dẫn đầu Billboard Hot 100.

Với lời bài hát vui nhộn, châm biếm, đả kích về lối sống phô trương tại khu Gangnam Hàn Quốc, cùng giai điệu bắt tai và điệu nhảy hài hước, dễ bắt chước, Gangnam style của PSY không chỉ đơn thuần là một bài hát, mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, minh chứng cho làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã và đang bước mình ra thế giới

Du học Hàn Quốc – thiên đường dành cho ngành công nghệ giải trí

Có thể nói rằng chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách khôn ngoan trong việc xuất khẩu K-Pop ra thị trường Châu Á cũng như một số châu lục khác. Bởi lẽ đây chính là công cụ để quảng bá văn hóa, hình ảnh của đất nước này đến đông đảo bạn bè trên thế giới. Thu hút lượng khách du lịch đến với đất nước này ngày một nhiều, việc xuất bản băng đĩa, ấn phẩm cũng đạt doanh thu cao.

“Công nghiệp văn hoá là một ngành kinh tế năng động, trực tiếp và gián tiếp đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Nghiên cứu về giới thiệu và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm văn hoá được đưa ra vào năm 1994 dự đoán rằng văn hoá sẽ có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế chung của đất nước trong việc tạo ra 2,8% tổng sản phẩm, 3,2% việc làm và 2,5% lĩnh vực phụ trợ khác. Ngành công nghiệp văn hoá chiếm 0,9% toàn bộ nền kinh tế”.- Theo BBC Culture. Ở Hàn Quốc, văn hóa được xem như một ngành công nghiệp mũi nhọn, và chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách phù hợp để quảng bá nền văn hóa Hàn Quốc trên toàn thế giới

Với những chính sách phát triển văn hóa mang quy mô trên toàn thế giới và sự hỗ trợ đắc lực của truyền thông. Ngành kinh tế này chính là vũ khí của làn sóng HallyU. Sự phát triển của truyền thông cũng đã kéo theo sự bùng nổ của ngành công nghiệp giải trí và ngược lại, ngành công nghiệp giải trí trở thành “nguồn tin” cho truyền thông. Với chiến lược và quyết tâm đưa “văn hóa” trở thành một thị trường tiềm năng, tính đến thời điểm này, Hàn Quốc đã thực sự thành công. Văn hóa Hàn Quốc không chỉ có ảnh hưởng tới các quốc gia trong khu vực mà còn tác động và phủ sóng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Hàn Quốc trở thành quốc gia có chương trình phát sóng nhiều nhất trên các kênh truyền hình của Trung Quốc, bỏ xa hai quốc gia lớn là Mỹ và Nhật Bản. Điều này cũng diễn ra tại hầu hết các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á và Đông Nam Á như Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam…  - PGS.TS Ngô Xuân Bính. Như vậy, chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng truyền thông như một công cụ đắc lực để thực hiện chiến lược văn hóa đã được xây dựng. Hiện nay các loại hình truyền thông rất đa dạng, nhưng hiệu quả nhất trong truyền bá văn hóa Hàn Quốc ra quốc tế để tạo thành làn sóng HallyU phải kể đến là loại hình báo mạng điện tử, truyền hình và mạng xã hội.

Chính những thế mạnh đó đã tạo nên nhiều cơ hội hơn cho các sinh viên Việt Nam khi lựa chọn du học Hàn Quốc. Hiện tại, có rất nhiều trường tại Hàn Quốc đào tạo các ngành công nghiệp giải trí là thế mạnh như: điện ảnh, truyền hình, âm nhạc… Bên cạnh đó, với những nét tương đồng về mặt văn hóa thì ngày ngay càng có nhiều du học sinh lựa chọn Hàn Quốc là điểm đến để khởi nghiệm giấc mơ học tập của mình

Tham khảo: Du học Hàn Quốc

Blue Ocean


ĐỐI TÁC